Blockchain 3.0 là gì?
Blockchain 3.0 được ra đời với mục tiêu mở rộng việc ứng dụng công nghệ Blockchain trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.
Blockchain 3.0 là gì?
Khi nói về Blockchain 1.0, mọi người sẽ nghĩ ngay đến Bitcoin với cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW).
Với Blockchain 2.0, mọi người lại liên tưởng đến Ethereum cùng hợp đồng thông minh và cơ chế Proof of Stake (PoS).
Và Blockchain 3.0 là một phiên bản kế thừa vô cùng cải tiến, được tạo ra cho mục đích giải quyết vấn đề đang tồn đọng của hai thế hệ 1.0 - 2.0 thông qua các giao thức cùng kỹ thuật khác nhau.
Blockchain thế hệ 3.0 có khả năng tương tác, mở rộng, thích ứng, bảo mật quyền riêng tư và đặc biệt bền vững hơn so với 02 phiên bản trước đó.
Ngoài ra, Blockchain 3.0 còn được giới thiệu với một tính năng hoàn toàn mới là dApp (decentralized application) - ứng dụng phi tập trung.
Có thể nhận xét, Blockchain 3.0 giúp con người tiếp cận với thế giới công nghệ kỹ thuật số một cách tốt hơn.
Blockchain 3.0 có gì?
- Dữ liệu: Được mã hóa trên các khối tích hợp từ phiên bản Blockchain 1.0.
- Hợp đồng thông minh: Từ phiên bản Blockchain 2.0.
- Nền tảng đám mây: Những tập lệnh sẽ được triển khai tại đây.
- Giao thức truy cập chuỗi mở: Giao thức mở chuỗi khối được xây dựng bởi nhóm ArcBlock.
- Chip siêu nhỏ: Đây là một loại kiến trúc mới của mạng máy tính khi hoạt động mà không cần truy cập máy chủ.
Blockchain 3.0 có ưu điểm gì nổi bật?
Blockchain 3.0 nổi bật với công nghệ DAG (directed acyclic graph), hay còn được biết đến thông qua tên gọi “đồ thị định hướng không tuần hoàn”.
Có thể hiểu, thông tin trên mạng lưới dựa vào công nghệ DAG được truyền tải theo chu kỳ và chỉ đi duy nhất một chiều.
Chính vì vậy, DAG có khả năng giúp tối đa hóa thời gian tạo khối. Cụ thể:
- Với Bitcoin (Blockchain 1.0) là 10 phút.
- Với Ethereum (Blockchain 2.0) là 20 giây.
Hơn nữa, việc này còn cho phép giao dịch được xử lý gần như theo đúng thời gian thực.
03 dự án đáng chú ý được xây dựng dựa trên Blockchain 3.0
Cardano (ADA)
Cardano (ADA) là một nền tảng Blockchain phi tập trung thế hệ 3.0, ra đời với mục đích trở thành giải pháp thay thế và cải tiến hạn chế của thuật toán Proof of Work (PoW).
Nó ứng dụng cơ chế Proof of Stake (PoS) và thuật toán Ouroboros làm nền tảng, chọn ngẫu nhiên node tiếp theo thêm vào mạng lưới.
Việc này giúp làm giảm sự tiêu thụ năng lượng đến mức thấp nhất trong quá trình tạo khối.
Chính vì vậy, Cardano được cho là có khả năng giải quyết rất nhiều vấn đề về cơ sở hạ tầng, chi phí, mức năng lượng tiêu thụ và thời gian giao dịch… một cách hiệu quả.
Zilliqa (ZIL)
ZIL sử dụng cơ chế Proof of Stake (PoS) có khả năng mở rộng cao, chỉ cho phép mỗi node được lưu một phần dữ liệu trong tổng thể Blockchain.
Bên cạnh đó, nhờ có các hợp đồng thông minh nên tốc độ xử lý giao dịch cũng được tối ưu hóa lên đến hàng nghìn mỗi giây.
Ethereum 2.0
Sự kiện Ethereum 2.0 (Blockchain 3.0) chuyển từ cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW) sang Proof of Stake (PoS) đã đánh dấu một cột mốc trong hệ sinh thái của mạng lưới này.
Việc này giúp cải thiện những mặt còn hạn chế của hệ thống cũ về tính bảo mật, chi phí giao dịch, khả năng mở rộng và hiệu suất.