Khi nào nên sử dụng API Gateway?

Khi nào nên sử dụng API Gateway?
API Gateway là gì và khi nào chúng ta nên sử dụng? Hãy cùng theo dõi tìm ra câu trả lời thông qua bài viết sau đây!

API Gateway đang được dùng vô cùng rộng rãi trong việc phát triển các ứng dụng bền vững phục vụ cho đời sống con người thời hiện đại.

Nó giúp loại bỏ sự phức tạp cơ bản của các service trong hệ thống và mang đến cho những tổ chức cơ hội đổi mới nhanh chóng cũng như linh hoạt hơn.

Tóm lại, API Gateway là gì và khi nào nên sử dụng chúng? Mời bạn cùng theo dõi bài viết hôm nay của Nobody!

API Gateway là gì?

API Gateway là một công cụ quản lý API, nằm giữa các client (máy khách) và nhóm backend service.

Nó hoạt động với vai trò như là một reverse proxy, chấp nhận tất cả mọi lệnh gọi API từ phía client.

Sau đó, thực hiện quá trình xác nhận - chỉnh sửa - tìm nạp và tổng hợp các tài nguyên liên quan trước khi gửi lại phản hồi cho mỗi yêu cầu trên.

Ngoài ra, một hệ thống API Gateway cũng thường đảm nhận luôn cả vai trò bảo mật - giám sát API và thống kế số lượng lượt gọi, cũng như tình trạng của hệ thống phía sau.

Có thể xem API Gateway như một “cánh cổng trung gian” và là đường vào duy nhất dẫn đến hệ thống microservice.

Bình thường, API Gateway sẽ xử lý một yêu cầu thông qua việc gọi nhiều microservice và tổng hợp lại để xác định được đường dẫn tốt nhất.

Một API Gateway thường sẽ bao gồm các thành phần sau:

  • Bảo mật.
  • Bộ nhớ đệm.
  • Bộ thành phần và tiến trình API.
  • Quản lý hạn mức truy cập.
  • Hệ theo dõi tình trạng của API.
  • Lập phiên bản.
  • Định tuyến.

Khi nào nên sử dụng API Gateway?

API Gateway có ưu và nhược điểm gì?

Ưu điểm

Ưu điểm quan trọng nhất mà API Gateway sở hữu là nó có thể đóng gói và che giấu được cấu trúc bên trong của ứng dụng.

Lúc này, các client chỉ tương tác với hệ thống microservice thông qua API Gateway chứ không gọi trực tiếp đến một service nhất định nào cả, giúp làm giảm số lượng roundtrip.

Như vậy, client sẽ không biết toàn bộ service phía backend được phân chia như thế nào, khiến cho việc refactor code frontend trở nên dễ dàng hơn.

Và bởi vì không phải tracking hàng tá endpoint trên từng service một, nên code phía frontend trông cực kỳ gọn gàng, đặc biệt là khi hệ thống ngày càng “phình to” ra.

API Gateway cũng sẽ kiêm luôn vai trò load balancer, khi yêu cầu không còn được gửi trực tiếp đến backend thì rủi ro hệ thống bị quá tải là rất hiếm xảy ra.

Bên cạnh đó, người dùng còn có thể theo dõi và quản lý lưu lượng traffic một cách đơn giản thông qua GUI đã được tích hợp sẵn trong mọi hệ thống API Gateway phổ biến hiện nay.

Sử dụng API Gateway không những làm cho ứng dụng trở nên hiệu quả hơn và gia tăng bảo mật thêm một lớp (ngăn chặn DDoS, SQL injection…), mà còn giúp giảm lỗi vô cùng đáng kể.

Một điều đặc biệt nữa là chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng API Gateway làm cơ chế xác thực để thay thế cho authentication service.

Khi nào nên sử dụng API Gateway?

Nhược điểm

  • Làm tăng thêm thời gian phản hồi do phải đi qua server trung gian, trễ hơn so với khi gọi trực tiếp đến hệ thống.
  • Có khả năng gia tăng những tác nhân gây lỗi nếu không kỹ lưỡng.
  • Đôi lúc gây ra tình trạng “nghẽn cổ chai" khi không được config hoặc scale hợp lý, dẫn tới việc quá tải và làm chậm toàn bộ hệ thống.
  • Chi phí khá nhiều.

Khi nào nên sử dụng API Gateway?

Khi nào nên sử dụng API Gateway?

Hệ thống microservice-based

API Gateway là một tiêu chuẩn dùng trong việc quản lý môi trường microservice.

Đây cũng là một trong những công cụ chuyển đổi monolithic thành microservice vô cùng phù hợp dành cho những tổ chức trên thị trường.

Khi nào nên sử dụng API Gateway?

Phát triển serverless

Ứng dụng serverless cũng tương tự như microservice theo cách chúng xử lý các hàm.

Chúng cũng cần một giao diện thống nhất, kết nối và entry point cho mọi yêu cầu của người dùng.

Và API Gateway đang trở thành công cụ hỗ trợ cho điện toán serverless này.

Khi nào nên sử dụng API Gateway?

Phục vụ đa nền tảng

Ở trong thời đại ngày nay, những thiết bị di động và tivi ngày càng được xây dựng với khả năng kết nối mạnh mẽ hơn bao giờ hết so với trước đây.

Việc này đã mang lại một loạt các thách thức cho bộ phận nhà phát triển.

Hầu như những nền tảng này đều bị giới hạn bởi chính phần cứng của chúng, tức luôn tồn tại các yêu cầu về mạng và băng thông khác biệt lớn so với desktop.

Lúc này, API Gateway sẽ là một giải pháp vô cùng hoàn hảo giúp cung cấp dữ liệu phù hợp và chính xác cho khách hàng, dựa trên các yêu cầu về nền tảng khác nhau.

Khi nào nên sử dụng API Gateway?

Kiếm lợi nhuận từ API (API monetization)

Việc sử dụng một nền tảng quản lý toàn diện không phải là điều gì dễ dàng và cũng khá tốn kém chi phí.

Hay thậm chí trước khi thiết lập, chúng ta cũng cần phải cân nhắc giữa nhiều lựa chọn khác nhau và so sánh chúng để kiểm tra xem đâu mới là thứ phù hợp nhất.

Quá trình này yêu cầu nhiều về thời gian và tài chính.

Chính vì vậy, API Gateway xuất hiện như một giải pháp thay thế hoàn hảo, được thiết lập dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Bên cạnh đó còn có thể nâng lên thành nền tảng toàn điện về sau.

Khi nào nên sử dụng API Gateway?