Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn các loại API hiện có trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hãy cùng theo dõi ngay nhé!
API là gì?
API (Application Programming Interface) hay còn được biết đến là “giao diện lập trình ứng dụng”.
Đây là cơ chế kết nối trung gian bao gồm một tập hợp các định nghĩa và giao thức, cho phép 02 phần mềm giao tiếp cũng như tương tác, tận dụng năng lực, chia sẻ dữ liệu... với nhau.
Hiện nay, API đang được cộng đồng các lập trình viên sử dụng rất nhiều và dường như đã trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng trong hầu hết mọi ứng dụng.
Về cơ bản, API không phải là một ngôn ngữ lập trình.
Có những loại API nào?
Xét theo phương thức hoạt động
- SOAP API: Loại API này sử dụng giao thức truy cập đối tượng đơn giản, được đánh giá là cực kỳ kém linh hoạt và chỉ được dùng rộng rãi trước đây.
- RPC API: Loại API này được còn biết đến thông qua một cái tên khác là “lệnh gọi thủ tục từ xa”.
- REST API: Đây là loại API được biết đến nhiều nhất hiện nay, vô cùng linh hoạt.
- WebSocket API: Đây là một phiên bản Web API hiện đại khác, ứng dụng các JSON để chuyển dữ liệu. Nó được đánh giá là hiệu quả hơn so với REST API.
Xét theo quyền hạn truy cập
- API mở: Đây là các API dành cho công chúng, được sử dụng bởi bất kỳ ai và không hạn chế về truy cập. Đôi lúc, chúng sẽ yêu cầu sự ủy quyền hoặc buộc phải trả một chi phí nào đó.
- API nội bộ: Đây là các API nội bộ của một doanh nghiệp, chỉ dùng trong việc kết nối giữa những hệ thống cũng như dữ liệu trong đơn vị đó.
- API đối tác: Đây là các API cần trao quyền hoặc có giấy phép cụ thể để truy cập.
- API tổng hợp: Đây là loại kết hợp từ hai API khác nhau trở lên cho mục đích giải quyết những yêu cầu hoặc hành vi phức tạp của hệ thống.
Xét theo phân ngành
API trên hệ điều hành
Microsoft cung cấp hệ điều hành Windows cùng các tài liệu API đặc tả hàm, phương thức và giao thức kết nối cho cộng đồng lập trình viên.
Nhờ đó, các lập trình viên có khả năng tạo được nhiều phần mềm ứng dụng sở hữu chức năng tương tác trực tiếp với hệ điều hành.
API trên nền tảng Web (Web API)
Loại API này hiện đang được sử dụng vô cùng rộng rãi trong lĩnh vực lập trình Web.
Đa phần các Website lớn trên thị trường như Facebook, Shopee... đều thiết kế Webapp với nền tảng hệ thống API.
Việc này cho phép bạn kết nối, lấy và đôi khi là cập nhật dữ liệu vào hệ thống.
Hầu như mọi Web API đều được thiết kế theo tiêu chuẩn RESTful, thường có định dạng dữ liệu là JSON, XML...
API của thư viện phần mềm & framework
Loại API này mô tả cũng như quy định các hành động mong muốn mà thư viện cung ứng.
Một API có thể mang nhiều cách triển khai hoạt động khác nhau.
Việc đó giúp cho một chương trình được viết ở ngôn ngữ này sử dụng được thư viện được xây dựng từ ngôn ngữ khác.
API có ưu và nhược điểm gì?
Ưu điểm
- Sở hữu tính tự động hóa cực kỳ cao.
- Có khả năng thay thế con người quản lý công việc một cách hiệu quả.
- Giúp các cơ quan máy tính cập nhật, xử lý, hoàn thiện công việc nhanh chóng và chất lượng hơn.
- Ứng dụng linh hoạt, giúp việc cung cấp dịch vụ và thông tin trở nên thuận tiện.
- Khả năng thích ứng cao giúp việc truyền dữ liệu tốt hơn, thông tin cũng được chọn lọc kỹ càng.
- Cá nhân hóa, tạo sự thuận tiện cho người dùng.
- Dữ liệu mới luôn có sẵn, cho phép mọi thông tin được tạo ở dạng chính chủ cung cấp cho mọi người xem được.
- Phạm vi rộng, người dùng được phép hiệu chỉnh Web API cho việc cung cấp thông tin cá nhân hóa.
Nhược điểm
- Chỉ hỗ trợ mặc định GET và POST, chưa hoàn toàn là RESTful Service.
- Cấu hình khó nhớ.
- Gây tốn nhiều chi phí cho việc vận hành và hiệu chỉnh.
- Đòi hỏi người xây dựng phải có tay nghề chuyên môn cao.
- Khi hệ thống bị tấn công, người dùng có khả năng gặp vấn đề về bảo mật.