Giới thiệu các chức năng của Postman

Giới thiệu các chức năng của Postman
Postman là một phần mềm vô cùng quen thuộc và cần thiết với những ai đang làm việc cùng API nói riêng.

Postman là gì?

Postman - một phần mềm quen thuộc có vai trò hỗ trợ người dùng trong việc thao tác cùng với API (Application Programming Interface - giao diện lập trình ứng dụng), chủ yếu là REST. 

Hiện Postman đang là một trong số những phần mềm được sử dụng rộng rãi cho việc thử nghiệm API.

Với Postman, người dùng hoàn toàn gọi được REST API một cách đơn giản mà thậm chí không cần phải viết bất kỳ dòng code nào như cách truyền thống.

Công cụ này hỗ trợ toàn diện cho mọi phương thức HTTP, bao gồm các thao tác GET, POST, PUT, PATCH, DELETE…

Đặc biệt, Postman còn có tính năng lưu trữ lại lịch sử của tất cả thông tin về những lần thực hiện request, tạo sự thuận tiện cho người dùng nếu muốn sử dụng lại sau này.

Bên cạnh đó, Postman cũng chịu trách nhiệm cho rất nhiều thao tác phát triển phần mềm như kiểm tra, rà soát lỗi, cung cấp một số đoạn code tự động cần thiết…

Giới thiệu các chức năng của Postman

Giới thiệu các chức năng của Postman

Postman sở hữu rất nhiều chức năng mạnh mẽ, giúp việc thao tác với API của người dùng trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn.

Sau đây là một vài chức năng quan trọng của Postman:

  • New: Hỗ trợ tạo lập các request, collection, environment mới.
  • Import: Import collection và environment có sẵn nếu muốn tiếp tục sử dụng từ folder, file, link… hay thậm chí là paste lại từ các text thuần một cách đơn giản.
  • Runner: Kiểm tra toàn bộ collection một cách tự động hóa.
  • Open New: Mở một tab runner hoặc Postman mới.
  • My Workspace: Tạo không gian làm việc riêng biệt cho cá nhân hoặc cả một đội nhóm (đã xuất hiện một lần khi mới cài đặt xong Postman).
  • Invite: Mời thêm thành viên khi có nhu cầu cộng tác với nhiều người khác.
  • History: Mọi request đã thực hiện đều được lưu trữ và hiển thị tại đây, giúp theo dõi lịch sử hành động cụ thể.
  • Collections: Được ví như một thư viện riêng của người dùng, hỗ trợ tạo lập các bộ thử nghiệm thông qua collection, thường có nhiều thư mục con và request được phép trùng lặp.
  • Tab Request: Hiển thị tiêu đề request mà người dùng đang làm việc.
  • HTTP Request: Nơi người dùng có thể click vào và xem danh sách một loạt các request được sử dụng nhiều nhất như GET, POST, COPY, DELETE…
  • Request URL (endpoint): Giúp người dùng xác định các liên kết đến nơi mà API sẽ thực hiện giao tiếp.
  • Save: Lưu các thay đổi mới khi tiến hành với request mà không bị ghi đè.
  • Params: Cho phép người dùng viết những tham số cần thiết của mỗi request tại đây.
  • Authorization: Liên quan đến việc cấp quyền để truy cập vào API.
  • Headers: Cho phép tạo các header như nội dung JSON theo tùy theo cách tổ chức riêng của người dùng.
  • Body: Cho phép tùy chỉnh các chi tiết trong request.
  • Pre-request Script: Bao gồm các tập lệnh được thực thi trước khi request để chắc chắn rằng mọi kiểm tra sẽ được chạy trong đúng môi trường.
  • Tests: Bao gồm các script được thực thi khi request để kiểm tra trạng thái, dữ liệu và thử nghiệm… có như mong đợi hay không.

Mọi chức năng trên đều góp phần hỗ trợ cho hoạt động của Postman được toàn diện trong mọi mặt.

Hiểu được các chức năng của Postman sẽ giúp bạn có thể thao tác với công cụ này một cách dễ dàng hơn rất nhiều.

Giới thiệu các chức năng của Postman

Lợi ích khi sử dụng Postman

Postman được các chuyên gia trong ngành khuyên dùng bởi nó sở hữu những yếu tố vô cùng đặc biệt như sau:

  • Có Collections cho phép người dùng tạo ra các bộ sưu tập lệnh gọi API của riêng họ, với hàng loạt thư mục con và request, tạo điều kiện thực thi quá trình thử nghiệm.
  • Mọi hoạt động thử nghiệm được diễn ra dễ dàng hơn dưới sự hỗ trợ của Postman.
  • Sở hữu tính linh hoạt cao.
  • Collection và environment trong Postman có thể được import hoặc export giúp chia sẻ tệp một cách đơn giản hơn.
  • Cho phép kiểm tra lại trạng thái phản hồi của HTTP.
  • Được trang bị bộ kiểm tra và phát hiện những dữ liệu nào đã được truy xuất, giúp việc gỡ lỗi được tiến hành một cách dễ dàng, đảm bảo tính toàn vẹn của kết quả.
  • Giúp tiết kiệm thời gian cho các thử nghiệm trùng lặp.
  • Có khả năng hỗ trợ tích hợp liên tục cho các hoạt động phát triển và có thể được duy trì.

Giới thiệu các chức năng của Postman