Giới thiệu về tool JMeter

Giới thiệu về tool JMeter
JMeter là gì và vì sao bạn nên sử dụng công cụ này? Hãy cùng khám phá ngay trong bài viết sau đây!

Ở trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, nơi những website đang ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng và mạnh mẽ, thì trải nghiệm người dùng liền mạch là một điều buộc phải có.

Bởi vì sự chậm trễ trong quá trình phản hồi của website hoặc ứng dụng sẽ khiến cho người dùng trở nên mất kiên nhẫn và quyết định rời đi.

Dựa theo một nghiên cứu, thời gian tải trang chỉ chậm trễ 01 giây cũng có khả năng gây ra các tình trạng sau:

  • Ít tương tác hơn 7%.
  • Lượt xem trang ít hơn 11%.
  • Mức độ hài lòng của người dùng giảm 16%.

Và đương nhiên, trong kinh doanh, những điều này đều được quy ra thành tiền!

Đây là lý do số một cho thấy tại sao “performance test” và “load test” trên các ứng dụng lại rất được quan tâm trước khi tiến hành khởi chạy.

JMeter là gì?

JMeter là một phần mềm mã nguồn mở, được xây dựng hoàn toàn từ nền tảng Java.

Ban đầu, nó chỉ đơn thuần được thiết kế phục vụ cho việc test khả năng tải và tốc độ thực thi của các ứng dụng web. Về sau, cộng đồng Apache đã thiết kế lại GUI nâng cao hơn cũng như mở rộng thêm nhiều tính năng khác.

Bây giờ, người dùng có thể ứng dụng JMeter trong việc đo lường hiệu suất trên các tài nguyên tĩnh hoặc động và những ứng dụng web.

Bên cạnh đó, công cụ này còn có khả năng mô phỏng lượng người dùng ảo và request “khủng” trên một (nhóm) máy chủ, mạng, đối tượng… để kiểm tra về độ tải hoặc phân tích thời gian phản hồi tổng thể.

Giới thiệu về tool JMeter

Danh sách các tính năng của JMeter

JMeter bao gồm các tính năng chính sau:

  • Cho phép thử nghiệm độ chịu tải và hiệu suất trên những ứng dụng, máy chủ, giao thức khác nhau.
  • Ghi lại đầy đủ quá trình test từ website hoặc chính ứng dụng đó.
  • Debugging.
  • License.
  • Mô phỏng lượng người dùng để tạo ra lưu lượng truy cập cao trên máy chủ web hoặc dịch vụ.
  • Có master slave để kiểm tra phân tán, trong đó:
    • Bộ phận master sẽ phân phối những bài test giữa tất cả slave.
    • Và slave sẽ thực thi các tập lệnh gọi máy chủ của người dùng.
  • Kết quả test có thể được xem dưới nhiều định dạng như đồ thị, bảng, cây và báo cáo…
  • Mặc định cung cấp định dạng báo cáo XML và CVS.
  • Hoạt động tốt cho functional test, regression và soak/endurance test.
  • Ghi lại kịch bản, hành động của người dùng trong trình duyệt và phát các tập lệnh.
  • Framework đa luồng, giúp xử lý việc tạo nhiều request trong cùng khoảng thời gian và tính toán dữ liệu thu được một cách hiệu quả.

Giới thiệu về tool JMeter

JMeter hoạt động như thế nào?

JMeter mô phỏng một nhóm người dùng thực hiện gửi request tới máy chủ đích của ứng dụng đang được kiểm tra.

Ngay sau khi quá trình mô phỏng các request này diễn ra, máy chủ sẽ phản hồi và rồi Jmeter tiến đến việc thu thập dữ liệu.

Phần mềm JMeter sẽ lưu lại mọi phản hồi dựa trên các máy chủ và tính toán trả về số liệu thống kê, cho thấy hiệu suất của AUT dưới những định dạng khác nhau theo yêu cầu.

Nhờ sự trợ giúp của JMeter, người dùng hoàn toàn có thể mô phỏng được khả năng load trên máy chủ, mạng, đối tượng… để thực hiện kịch bản thực.

Giới thiệu về tool JMeter

Vì sao nên sử dụng JMeter?

  • Miễn phí hoàn toàn, dễ sử dụng hơn các công cụ performance test khác.
  • Cho phép developer sử dụng mã nguồn.
  • Không phải cài đặt phức tạp, chỉ cần copy và chạy file .bat là đã khởi động được JMeter.
  • Giao diện GUI đơn giản và thân thiện với người dùng.
  • Hoạt động độc lập.
  • Chạy được trên nhiều nền tảng hệ điều hành.
  • Khả năng mở rộng cao.
  • Vô số plugin trực quan được chia trẻ rộng rãi.
  • Hỗ trợ mọi môi trường và các chiến lược như load testing, distributed testing, functional testing…
  • Có thể được tích hợp với BeanShell Selenium để kiểm tra tự động.

Giới thiệu về tool JMeter