Hiện nay, API ngày càng được các Developer ứng dụng nhiều trong quá trình phát triển phần mềm, góp phần thúc đẩy tiến độ thực hiện công việc nhanh chóng hơn.
Việc các phần mềm đã và đang được phát triển mà không phụ thuộc quá nhiều vào ngôn ngữ lập trình đã góp phần thúc đẩy mức độ ứng dụng API ngày càng gia tăng một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
API là gì?
API (Application Programming Interface) - giao diện lập trình ứng dụng, là một khái niệm hết sức quen thuộc đối với dân IT.
Nói một cách đơn giản thì API chính là các giao thức trung gian kết nối và đem đến sự giao tiếp giữa nhiều ứng dụng, thư viện khác nhau.
Nó cung cấp khả năng truy xuất đến một tập các hàm thường hay dùng. Qua đó, có thể trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng.
Hãy đặt mình vào tình huống khi đang đi ăn tại một nhà hàng bất kỳ, người phục vụ (API) lúc này sẽ nhận yêu cầu gọi món từ bạn và truyền đạt chúng lại cho khu vực bếp (hệ thống) về những thứ cần chế biến.
Sau cùng, người phục vụ đó sẽ phản hồi ngược lại, mà cụ thể trong trường hợp này là mang thức ăn mà khu vực bếp đã hoàn thành đến tận bàn cho bạn.
API có thể được ứng dụng cho web-based system, operating system, database system, computer hardware, software library...
Sử dụng API có thể giúp cho các Developer thúc đẩy quá trình phát triển phần mềm được thực hiện một cách nhanh chóng hơn, tạo ra sự thuận tiện hướng đến mục tiêu cuối cùng là nâng cao hiệu suất trong công việc.
Hiện nay, hầu hết các công ty lớn đều xây dựng API riêng dành cho việc sử dụng nội bộ hoặc cung cấp chúng tới khách hàng.
Ứng dụng của API
Trong web API
Đây là hệ thống API ứng dụng trên nền tảng website, bao gồm máy chủ và trình duyệt.
Hầu như mọi website đều ứng dụng web API, cho phép chúng ta kết nối và thực hiện các cập nhật cho cơ sở dữ liệu.
Dữ liệu do web API trả về thường ở dạng JSON hoặc XML thông qua giao thức HTTP/HTTPS.
Trong hệ điều hành
Cả 02 hệ điều hành Linux và Windows đều có rất nhiều API riêng biệt.
Họ cung cấp các tài liệu API ở dạng đặc tả các hàm, phương thức và giao thức kết nối.
Chúng hỗ trợ cho lập trình viên trong việc tạo ra các phần mềm và ứng dụng có khả năng tương tác trực tiếp với hệ điều hành một cách dễ dàng.
Trong framework
Đây là các API mô tả và quy định các hành động mong muốn do các thư viện cung cấp.
Một API bất kỳ sẽ sở hữu nhiều cách triển khai khác nhau. Đồng thời, giúp cho chương trình viết bằng ngôn ngữ này có thể sử dụng được thư viện được viết bằng ngôn ngữ khác.
API có các ưu và nhược điểm gì?
Ưu điểm
- Sử dụng mã nguồn mở, dùng được với mọi client hỗ trợ JSON và XML.
- Kết nối được mọi lúc, chỉ cần có Internet.
- Mọi thông tin do API cung cấp đều rất đáng tin cậy, vì việc giao tiếp 02 chiều cần phải được xác nhận trong các giao dịch.
- Hỗ trợ các chức năng RESTful một cách đầy đủ nhất.
- Cấu hình tương đối đơn giản hơn so với WCF (Window Communication Foundation).
- Đem lại trải nghiệm vô cùng thân thiện cho người dùng.
- Có khả năng đáp ứng đầy đủ các thành phần HTTP như URL, request, response header, caching, versioning, content forma...
- Được nhận xét là một trong các dạng kiến trúc ứng dựng tốt nhất cho hệ thiết bị có lượng băng thông bị giới hạn như smartphone, tablet…
Nhược điểm
- Gây tốn nhiều chi phí cho việc xây dựng, vận hành và chỉnh sửa.
- Đòi hỏi người sử dụng phải có kiến thức chuyên sâu.
- Rất dễ gặp phải các vấn đề bảo mật khi hệ thống bị tấn công.