RESTful API là một trong những khái niệm rất được quan tâm bởi cộng đồng lập trình viên. Hãy cùng "khám phá" chi tiết thông qua bài viết này ngay nhé!
Có thể nói, hầu như mọi ứng dụng và phần mềm hiện nay đều được tích hợp API.
API đóng vai trò vô cùng quan trọng, nếu không có sự hỗ trợ của chúng thì các ứng dụng sẽ trông giống như những cỗ máy tính không được kết nối Internet vậy.
Và như một điều hiển nhiên không thể chối cãi, mọi thứ sau khi phát triển qua thời gian đều sẽ hình thành những chuẩn mực nhất định.
Với API, chuẩn mực chính là RESTful.
Chuẩn RESTful API là gì?
Đây là một tiêu chuẩn áp dụng trong quá trình thiết kế API cho các web service.
Điều này góp phần mang lại sự thuận tiện cho việc quản lý các resource.
RESTful API chú trọng chủ yếu vào tài nguyên hệ thống như tệp văn bản, dữ liệu động, hình ảnh, âm thanh, video... bao gồm các trạng thái được định dạng và truyền tải qua HTTP.
Bất kỳ ngôn ngữ hoặc framework nào cũng có thể được ứng dụng để thiết kế RESTful API và không giới hạn về mặt logic code.
Nhờ chuẩn RESTful mà các lập trình viên có thể tạo môi trường xử lý API request được toàn diện và hiệu quả hơn.
Chuẩn RESTful API hoạt động như thế nào?
Hoạt động của RESTful API được mô tả như sau:
- REST hoạt động chủ yếu dựa vào giao thức HTTP (GET, POST, PUT, DELETE):
- GET (SELECT): Trả về một hoặc danh sách các resource.
- POST (CREATE): Tạo mới một resource.
- PUT (UPDATE): Cập nhật thông tin resource.
- DELETE: Xoá một resource.
Những phương thức trên thường được gọi là CRUD, tương ứng với CREATE - READ - UPDATE - DELETE.
Hiện nay, đa số lập trình viên viết RESTful API đều chọn JSON là định dạng chính thức.
Bên cạnh đó, một số lập trình viên còn chọn định dạng chính là XML.
Chuẩn RESTful API có ưu điểm gì?
Chuẩn RESTful API được hình thành đã góp phần mang lại sự toàn diện cho công việc của các lập trình viên, giúp họ đạt hiệu suất cao hơn.
Hơn nữa, RESTful API còn giúp:
- Làm cho ứng dụng trở nên rõ ràng hơn.
- REST URL sẽ đại diện cho resource chứ không phải là hành động.
- Dữ liệu được trả về với nhiều định dạng khác nhau như HTML, XML, JSON...
- Việc code được đơn giản hóa.
- Hệ thống tài nguyên luôn được chú trọng.